Những lời dạy đúng lúc - "Timely Teachings"
-
Ảo Tưởng Về Túi Da Hôi Thối
(Trưa thứ Bảy, 14 tháng 9 năm 1974)
Hòa Thượng Tuyên Hóa giảng
Một số người có ác cảm về sự vất vả của việc tu hành. Tôi nói với họ rằng, túi da hôi thối của chúng ta có mùi kinh tởm và chứa nhiều đồ bất tịnh, nhưng các vị lại quá yêu mến chúng đến nỗi muốn cho chúng đồ ăn ngon, quần áo đẹp và chỗ ở sang trọng. Các vị muốn thỏa mãn mọi dục vọng ô uế rồi giúp chúng phạm đầy tội lỗi. Không gì có thể ngu si hơn thế. Chính cách hành xử đã để lộ sự giả dối của các vị, cứ cho rằng mình thông minh hơn người khác. Thẳng thắn mà nói, quý vị còn bốc mùi hơn người khác nữa đấy. Quý vị bẩn thỉu hơn người khác mà còn không có chút hổ thẹn nào. Đau khổ hay phiền não vì cái túi da hôi thối của mình thì thật là đáng thương. Người tu Đạo không nên chấp trước bất kỳ cái gì. Nếu các vị không có gì để chấp thì có thể buông xả tất cả. Đạo tràng là nơi xuất sinh chư Phật, bất kỳ ai phát tâm chân chánh tu hành không hề nhàm mỏi sẽ sớm đạt giác ngộ. Còn những người không chân chánh và giả dối sẽ chẳng bao giờ đạt được bất kỳ điều gì.
Tôi đã thay đổi dòng cuối đôi chút. Ở đây, ý của tôi là: Đừng quay trở lại từ đầu mà hãy tiếp tục nơi quý vị bỏ dở.
(Dịch từ sách "Timely Teachings")
-
Chiều Chủ Nhật, 22 tháng 9, 1974
4.6 Về Bài Học Về Năng Lượng
Hòa Thượng Tuyên Hóa
Hôm nay tôi ghé thăm người đệ tử đang thực tập nhịn ăn. Ông ta đói đến nỗi phải nằm bò ra. Ông không cử động khi tôi vào, nhưng khi tôi chuẩn bị đi thì ông ta ngoảnh đầu. Tôi hỏi ông ta thế nào rồi, ông ta nói không còn năng lượng nữa. Tôi bảo “Đó là điều tốt nhất đấy. Nếu không còn chút năng lượng nào thì con sẽ không nổi sân nữa. Không có gì tốt hơn việc bỏ đói cơn giận của con. Đây là nơi con phải thực tập nhẫn nại. Tánh nóng giận của chúng ta là do năng lượng của chúng ta hỗ trợ. Nếu con đói đến độ không thể cử động được, thì khi có ai đó mắng nhiếc con, con cũng sẽ không nhận thấy. Con sẽ không có sức mạnh để tranh”.
(Dịch từ sách "Timely Teachings" trang 153)
-
Ngày 31 tháng 12 năm 1972, trưa chủ nhật
34. Về Bản Kinh Không Lời
Hòa Thượng Tuyên Hóa
Trong nháy mắt, hai khoá niệm Phật và một khóa thiền đã trôi qua. Bây giờ chúng ta sẽ tiếp tục phần giảng kinh,và trong nháy mắt nữa chúng ta sẽ giảng xong toàn bộ Kinh Hoa Nghiêm. Sau khi hoàn tất một loạt bài giảng này, chúng ta sẽ tiếp tục giảng về "Kinh Không Lời"
(Dịch từ sách "Timely Teachings" - trang 47)
-
Tối thứ Năm, ngày 7 tháng 12 năm 1972
33.1 Về Bảy Ngày Tái Tạo Sinh Lực
Hòa Thượng Tuyên Hóa
Tại sao chúng ta niệm Phật trong bảy ngày? Khí huyết trong cơ thể chúng ta đi theo một chu kỳ, hoàn thành trong vòng bảy ngày. Vào ngày đầu tiên, khí huyết của chúng ta bắt đầu quá trình chuyển hóa. Quá trình đó tiếp tục diễn ra trong ngày thứ hai và ngày thứ ba, cho đến ngày thứ bảy. Lúc này khí huyết của chúng ta hoàn toàn được làm mới, điều đó giúp khai mở đại trí huệ. Làm mới có nghĩa là xua tan bóng tối. Chúng ta không còn vọng tưởng nữa, do đó có thể nhất tâm niệm Phật.
Chúng ta có thể thỉnh cầu " Nam Mô A Di Đà Phật, xin xoa đảnh con.” Hoặc có thể sẽ thấy hào quang, hoa, hoặc những tướng hảo của đức Phật. Chúng ta có thể nhận được cảm ứng ít hoặc nhiều hơn. Tuy không thể cho rằng những cảnh giới này là tốt hoàn toàn nhưng chúng cho thấy một vài mức độ cảm ứng niệm Phật. Do vậy, khi sinh lực được tái tạo và tràn đầy khí huyết, chúng ta không còn vọng tưởng nữa, có thể khai mở đại trí huệ, gieo trồng thiện căn sâu dày, đó là hạt giống bồ đề.
Cơ hội để tham gia khóa niệm Phật là khó vô cùng. Mỗi năm chúng ta chỉ có một khóa niệm Phật. Ngày 17 tháng 11 âm lịch là ngày Phật A Di Đà đản sanh. Thật phù hợp, chúng ta sẽ tổ chức khóa niệm Phật ngay trước ngày Phật A Di Đà đản sanh. Tất cả tu viện trước đây tôi từng đến đều tổ chức khóa niệm Phật gần với ngày Phật A Di Đà đản sanh.
Tất cả quý vị, là cư sĩ hay tu sĩ, đều nên tham gia khóa niệm Phật này. Giờ quý vị có được cơ hội như vậy thì đừng nên bỏ lỡ. Đây là bồ đề đạo tràng để thành Phật. Đây là cơ hội để quý vị thành Phật.
Timely Teachings
-
Giảng vào trưa Chủ Nhật, 29 tháng 11, 1972
13 Về Các Lớp Học Ngôn Ngữ
Hòa Thượng Tuyên Hóa
Các đệ tử chuẩn bị đi Hồng Kông của tôi cả ngày cứ miên man với ý nghĩ sắp được đi Hồng Kông. “Thứ Sáu chúng ta sẽ đi Hồng Kông. Con không thể đợi đến lúc đó”. Họ ngày đêm mơ tưởng về chuyến đi. Guo Meng thậm chí còn bỏ học tiếng Phạn và không làm gì ngoài việc nghĩ về chuyến đi sắp tới. Làm vậy thật vô ích. Anh ta nói học thêm tieng Trung Hoa là quá sức của anh ta. Tại sao khi ăn thì quý vị lại thích ăn nhiều món mà không hề cho là quá nhiều; trong khi nhắc đến việc học thì lại phàn nàn là học nhiều quá? Khi ăn trưa, các vị dùng bánh mì, cơm, bơ, phomat, táo, chuối…. Ăn món này xong, quý vị lại muốn ăn thêm món khác, muốn nếm tất cả. Thế nhưng khi học, sao có thể chỉ học một môn mà không học các môn khác?
Có câu: “Trẻ mà không học, già sẽ hối tiếc”. Tôi nói từ kinh nghiệm của bản thân bởi vì lúc trẻ, tôi đã không có cơ hội để học. Tôi rất muốn học nhưng không có ai dạy tôi cả. Đây quả thật là một điều bất hạnh. Bây giờ các vị có người sẵn lòng dạy mà còn không chịu học thì quả thật quý vị đang đánh mất một cơ hội rất tốt đấy. Quý vị học cái gì thì có thể dùng cái nấy. Đương nhiên, quý vị có thể thông hiểu vấn đề và quyết định không áp dụng, nhưng quý vị không thể áp dụng thứ gì đó nếu không am tường về nó.
Lấy thí dụ, các vị nói mỗi ngày đều học tiếng Trung Hoa ở Kim Sơn Tự. Thế các vị có hiểu tiếng Trung Hoa không? Các vị nói không. Còn tiếng Nhật thì sao? Người ta thì khoe họ học tiếng Trung Hoa, tiếng Nhật, trong khi quý vị lại nói mình không hiểu tiếng Trung Hoa. Các vị có biết tiếng Nhật không? “Không, con không biết!’’. Thế còn tiếng Phạn? “Tiếng Phạn ư? Ồ, chúng con học rất nhiều” “Thế còn về tiếng Pháp?” “Con không muốn học tiếng Pháp vì nó là ngôn ngữ khinh khủng nhất”. Sao quý vị có thể nói ra những điều như vậy? Sao lại có thái độ đó được?
(Dịch từ sách "Timely Teachings")
-
Chiều chủ nhật, Ngày 17 Tháng Mười, Năm 1973 tại đường Washington Street
Về Cảm Ứng Do Lòng Thành
Hòa Thượng Tuyên Hóa
[Hòa Thượng nói chuyện về một người đệ tử đang hành Tam Bộ Nhất Bái]: Nếu ông ấy lễ bái thành tâm, người khác sẽ đem thức ăn đến cho ông ta. Không những là chúng sanh mà các vị Trời cũng sẽ đem thức ăn tới, ngay cả Phật và Bồ Tát cũng cho ông ấy thực phẩm. Ngược lại, nếu ông ta không thành tâm thì ngay cả loài người cũng không ai đem đồ ăn cho ông ấy.
(Dịch từ sách "Timely Teachings" trang 202)
-
Ngày 13 tháng mười, năm 1973. Chiều thứ bảy.
Về cảm ứng từ một lời thỉnh cầu thành khẩn
Hòa Thượng Tuyên Hóa
Cách đây vài ngày, Quả Yao về nhà thăm cha mẹ. Mẹ cô ấy đã vào bệnh viện giải phẩu vì bệnh não, sau đó bà ta vẫn còn trong cơn hôn mê rất nguy kịch. Quà Yao cứ liên tục gọi điện thoại viễn-liên năm hay sáu lần, hy vọng là chư Tăng Ni cùng các Phật tử tại chùa Kim Sơn sẽ thành tâm cầu nguyện cho mẹ cô, để mẹ cô sớm được bình phục.
Lúc đầu tôi có hứa với cô là sẽ thông báo cho mọi người biết vào tối hôm qua, nhưng tôi lại quên vì trí nhớ tôi quá kém. Mặc dù vậy, tôi đã tự hồi hướng công đức về cho mẹ cô. Hôm nay cô ấy gọi điện trong sự vui mừng khôn xiết, cho hay là mẹ cô đã thức tỉnh trở lại. Mặc dù mẹ cô đã thức tỉnh và Quả Yao rất vui mừng, chúng ta cũng nên tiếp tục hồi hướng công đức cho mẹ cô khi chúng ta niệm Phật, lạy Phật và tụng Kinh, vì sức mạnh của đại chúng không thể nghĩ bàn.
(Dịch từ sách "Timely Teachings" trang 204)
-
Tối thứ Hai, ngày 30 tháng 10 năm 1972
14. Về Cúng Dường Tăng Đoàn
Hòa Thượng Tuyên Hóa
Quả Thông (Thông suốt) và Quả Đồng (Hợp tác) là hai người đệ tử đã kết hôn tại tu viện Kim Sơn. Hôm qua họ đến đây với mong muốn được cúng đường Tam Bảo trong ngày Lễ tạ ơn. Thông thường chúng ta từ chối những lời mời cúng dường bên ngoài tu viện, nhưng thấy họ thành tâm nên tôi đã quyết định chúng ta có thể thưởng thức một ít món ngon. Do vậy tôi đã nhận lời. Tôi không biết liệu những người khác có muốn đi cùng hay không? Mỗi người đều có thể có quyết định của riêng mình. Các vị có thể nói “Có thể sư phụ tôi thích ăn ngon còn tôi thì không”. Vậy cũng được. Từ giờ trở đi mọi người tự do ra ngoài như vầy hay không nếu muốn. Các vị không cần phải viện lý do nếu không đi.
Timely Teachings
-
Ngày 27 tháng mười, năm 1973. Chiều thứ bảy.
137. Về Cường Độ của Một Thiên Tai
Hòa Thượng Tuyên Hóa
Cơn họa thiên tai tiềm tàng này (Ghi chú: Sao chổi Kahoutek đang hướng về địa cầu) không những liên quan đến một quốc gia mà còn ảnh hưởng đến toàn thế giới. Nhưng hiện nay có hai vị sư phát tâm thực hành một cuộc hành trình lễ bái, cầu nguyện cho hòa bình thế giới. Họ có thể bị nhiều người khác xem là ngu xuẩn và sự bái lạy là một hành động ngốc nghếch, nhưng trên thực tế, bằng phương pháp ngốc nghếch và lạc hậu đó, họ đã có thể giúp tránh được sự va chạm với sao chổi, một sự va chạm có thể đưa đến sự hủy diệt địa cầu.
(Dịch từ sách "Timely Teachings" trang 208)
Chú Thích của Ban Phiên Dịch Việt Ngữ VPTT:
(*) Sao chổi Kahoutek được nhà thiên văn Luboš Kohoutek tìm thấy vào tháng 3 năm 1973 lúc đang hướng về Thái Dương Hê và có thể va chạm vào địa cầu. http://en.wikipedia.org/wiki/Comet_Kohoutek
Trong quyển "Open Your Eyes - Take A Look At The World" ghi chép về chuyến thăm viếng Mã Lai của phái đoàn Tổng Hội Phật Giáo Pháp Giới vào năm 1978, Thầy Hằng Thật có đề cập về sao chổi Kohoutek này ở trang 146:
The big news concerns the comet Kohoutek. When it surfaced in the corner of the sky about five years ago, most unwary scientists thought it was an auspicious portent. The reverse was true. Whenever comets of this sort appear they signify impending disasters; they arise due to the sum total of evil karma created by mankind. Millions of people would have been killed if this comet had collided with the earth or had been drawn into its gravitational field. The Abbot announced to the Dharma assembly at that time, “The only way to avoid this disaster would be for someone to take on a strong bodhi resolve to avert the calamity for the sake of the entire world.” Several months later a Bhikshu commenced on a journey, bowing once every three steps from San Francisco all the way to Seattle, a journey of over a thousand miles. Another Bhikshu vowed to be his Dharma protector. As they were bowing, daily the comet drew nearer to the earth’s orbit. On the one hand, scientists were confidently predicting the comet’s arrival, on the other hand, two cultivators backed by a whole community were trying their best to drive the comet away! http://www.cttbusa.org/openyoureyes/1978journal10.asp
-
Trưa chủ nhật, ngày 3 tháng 12 năm 1972
Về Đố Kỵ và Chướng Ngại
Hòa Thượng Tuyên Hóa
Có chút tin về người đệ tử mà tôi quả thật chưa từng biết tên thật là gì. Hình như không ai biết họ của ông ta là Lưu (Liu) hay là Dương (Yang). Lúc quy y, ông ta ghi họ Dương, nhưng mọi người nói rằng họ của ông ta là một cái tên gì đó khác. Ông ta đã ghi danh bằng một cái tên giả, thậm chí ngay cả lúc đang quy y, do vậy đến tận hôm nay, chúng ta vẫn không biết được tên thật của ông ta. Ông ta nói chính bản thân ông ta cũng không biết tên mình là gì.
Tại sao ông ta lại lảng tránh như vậy? Ông ta đến đây không vì mục đích học Phật mà đến để học võ thuật công phu (gongfu). Tôi lần đầu gặp ông ta tại Chùa Quảng Châu. Lúc tôi đi ra khỏi chùa, ông ta đuổi theo và hỏi tôi từ đâu đến. Sau đó, ông ta đến đây, San Francisco .Không hiểu sao ông ta nghĩ rằng tất cả các tu sĩ Trung Hoa đểu biết võ thuật. Ông ta nghĩ tất cả tu sĩ ở đây giống các tu sĩ của Thiếu Lâm Tự, chuyên về Thiếu lâm quyền, A La Hán quyền và có trình độ võ thuật rất ấn tượng. Vì thế khi trông thấy tôi, ông ta nghĩ rằng tôi có chút ít công phu. Ông ta có thể nhận ra người đó có trình độ hay không qua cách người đó đi.
Ông ta đến và quy y với tôi, nhưng mục đích không phải để trở thành Phật tử, mà muốn học công phu. Vì ông ta quanh quẩn ở tu viện nên tôi kiếm cho ông ta vài công việc và để ông ta dịch cho tôi. Nhưng ông ta không phải là một dịch giả đáng tin cậy, ông ta thường bỏ sót những đạo lý quan trọng mà tôi đã giảng giải. Ông ta chỉ dịch hời hợt. Vì không học được võ thuật từ tôi, ông ta lo sợ người khác có thể học được. Từ sáng đến tối ông ta ganh tỵ, cản trở, và ích kỷ. Ông ta đặc biệt ganh tỵ với hai người đàn ông trẻ đến đây. Tôi cũng có một đệ tử hay đố kỵ ở Hồng Kông . Người này cũng cư xử không khác.
Có lần, ông ta cùng tôi đến Los Angeles và trong chuyến viếng thăm đó, nhiều người mong ước được quy y với tôi, nhưng người đệ tử hay đố kỵ này đã ngăn cản và làm họ nản lòng. Vì thấy ông ta đi cùng tôi cho nên mọi người đều nghe ông ta và đã không có người nào quy y.
Ông ta cũng theo tôi đến Arizona để tham dự hội nghị tôn giáo được tổ chức tại Khu dành riêng cho người da đỏ. Tôi tụng chú Lăng Nghiêm cho họ nghe. Vài người muốn biết địa chỉ của tôi, nhưng người đệ tử hay đố kỵ này không muốn đưa cho họ. Vài người khác muốn đưa cho tôi địa chỉ của họ. Và ông ta cũng từ chối nhận. Kết quá là những người đó không bao giờ tìm được nơi tôi ở.
Tại sao người đệ tử này lại làm những việc như vậy? Ông ta thật sự lo sợ mọi người sẽ kéo đến gần tôi để học pháp và võ thuật, và ông ta sẽ không có cơ hổi để học chúng. Thế là ông ta ganh tị giữ mọi người cách xa tôi.
Vài năm sau ông ta đến Hồng Kông và hình như đã học võ thuật ở đó. Từ khi quay về Mỹ, ông ta không còn đến đây nữa. Cách đây 2 tháng, ông ta qua đời. Ông ta mới chỉ ba mươi mấy tuổi. Mặc dù thế, ông ta đã kiếm được một số tiền- hơn 70.000 đô la, gửi trong tài khoản ngân hàng. Ông ta để lại tất cả tiền cho anh trai mình 1 cách vô điều kiện.
Lúc còn sống, tuy có tiền nhưng ông ta lại không sử dụng để tạo công đức. Bây giờ ông ta chết rồi, dẫu có muốn tạo công đức cũng không còn cơ hội nữa. Thật đáng hổ thẹn! Đó là một bài học, cho nên hôm nay tôi mới quyết định kể chuyện này cho quý vị nghe.
Timely Teachings Chương 1 phần II, trang 46, đoạn 2
-
Chiều thứ bảy, ngày 23 tháng 6 năm 1974
203.1 Về Giá Trị Của Thời Gian
Hòa Thượng Tuyên Hóa
Mỗi người tham dự trong khóa tu mùa hạ nên lưu tâm về thời gian. Đừng để thời gian trôi đi một cách uổng phí. Điều quan trọng là không được lãng phí thời gian quý báu. Quý vị phải học vài đạo lý chân thật.
(Dịch từ sách "Timely Teachings" )
-
Về giá trị của việc học hành
(Chiều chủ nhật, ngày 31 tháng muời hai, năm 1972)
Hòa Thượng Tuyên Hóa
Hiện giờ chúng ta đang học nhiều ngôn ngữ, hôm nay học tiếng Đức, ngày mai học tiếng Sanskrit (Bắc Phạn), ngày mốt tiếng Pháp. Chúng ta cũng có lớp cho tiếng Hoa, tiếng Nhật và có thể cả tiếng Việt. Nếu có nguời giảng dạy thì chúng ta sẽ mở lớp học. Nếu có vị nào biết nhiều thứ ngoại ngữ khác thì chúng ta đều có thể nghiên cứu và học hỏi thêm. Tối thiểu thì quý vị cần nên biết nói “Dạ vâng“ và “Không” bằng các ngôn ngữ đó, tại vì những chữ này rất hữu dụng. Quý vị không nên từ chối học thêm, cho rằng chuyện này không liên quan đến sự tu hành. Thật ra học ngoại ngữ cũng là một phần của việc tu đạo. Nó giúp dẹp trừ vọng tuởng. Nếu quý vị không đeo đuổi việc học hành thì sẽ suy nghĩ lung tung, lúc thì chạy lên trời, lúc thì xuống đất. Óc tuởng tuợng của quý vị có thể đưa mình đến mạn đàm với Ngọc Hoàng thuợng đế, có lúc thì đi viếng thăm Diêm Vương. Tất cả đều là vọng tuởng mơ hồ. Nếu quý vị có thể học đuợc một cái gì đó thì trong tương lai quý vị sẽ có được khả năng giúp truyền bá Phật pháp.
Timely Teachings p. 306
-
Ngày 3 tháng 9 năm 1973, tối thứ hai
90.2 Về giấc mơ bay bổng
Hòa Thượng Tuyên Hóa
[ Sư phụ nói với các đệ tử: ] Thế là, quý vị đã có một giấc mơ quý vị đang bay. Nhưng khi tỉnh dậy, quý vị phát hiện ra rằng mình không thể bay. Quý vị có tham vọng làm một phi hành gia không? Quý vị có ra ngoài không gian tập luyện cho chuyến du hành lên mặt trăng không? Tôi sẽ kể cho quý vị nghe điều này” Thật ra một khi quý vị biết bay như thế nào, quý vị sẽ không muốn bay nữa. Chỉ là bây giờ, khi quý vị không biết bay thì quý vị muốn mình có thể bay.
(Dịch từ sách "Timely Teachings" - Chương 1 Phần III, trang 134, đoạn 2 )
-
Tối thứ năm, ngày 3 tháng 11, năm 1972
18.1 Về Giảo Hoạt
Hòa Thượng Tuyên Hóa
Với việc ba người này sẽ đến Hương Cảng, Phật Giáo sẽ có khả năng hưng thịnh tại đó. Khi trên đường trở về Hoa Kỳ vào năm sau, Đài Loan sẽ là nơi dừng chân đầu tiên của họ và họ sẽ giảng Pháp ở nhiều nơi khác nhau. Có thể họ sẽ giúp những người giảo hoạt, dối trá (1) học cách để không còn như vậy nữa. Hôm nay khi ở trong xe tôi đã chỉ dạy cho quý vị tất cả: ” Tôi sẽ không cho phép quý vị giảo hoạt như thế. Quý vị có nghe không?” Khi quý vị đến Đài Loan giảng pháp, câu đầu tiên mà quý vị cần nên nói đó là “Sư Phụ của chúng tôi không dạy chúng tôi giáo pháp gì khác, mà chỉ dạy chúng tôi đừng nên dối trá (hoạt đầu) đây là cách thứ nhất. Cách thứ hai ngài dạy chúng tôi có thể nhanh chân một chút (hoạt túc). Chữ hoạt túc ở đây có nghĩa là khéo chạy (biết cách chạy). Bởi nếu quý vị không hàng phục ma nổi thì quý vị có thể bỏ chạy.
Dịch từ sách "Timely Teachings" Chương 1 phần 1, trang 113, đoạn 2.
Chú Thích của ban Phiên Dịch Việt Ngữ:
Phần cuối trong nguyên bản Hoa ngữ: 你們到臺灣講法的時候,第一句就要說這個,說我們 父沒有旁的法教我們,就是教我們不要滑頭,這是 一個法。第二個法,教我們可以滑足。滑足就是會跑 ,你們若降不了魔,就可以跑。
(1) Chữ "hoạt đầu" - 滑頭 , có nghĩa dối trá khéo léo, giảo hoạt cố ý làm người khác tưởng những điều dối trá đó là thật.
Theo http://www.answers.com/topic/slicker : someone who leads you to believe something that is not true. Synonyms: deceiver, cheat, cheater, trickster, beguiler
(2) Nguyên bản Hoa ngữ dùng chữ "hoạt túc" - 滑足 để đi cặp với chữ hoạt đầu ở trên.
August 11th 2013, 11:40 pm
Tuyển tập những lời dạy bảo vào đầu thập niên 70 của HT Tuyên Hóa dành cho những đệ tử sơ cơ
This book opens a window onto the daily life of Gold Mountain Monastery in San Francisco during the early years of the Venerable Master Hsuan Hua's ministry in America. In the summer of 1968, the Venerable Master began a series of lectures on the great scriptures of the Mahayana, completing first the Shurangama Sutra, then the Lotus Sutra, and finally the Avatamsaka (Flower Adornment) Sutra in 1979, and the continued lecturing regularly until his gradual retirement in the late 1980's. These incomparable lectures were the first of their kind to be heard in any Western country.
Về Ảo Tưởng Về Túi Da Hôi Thối
Về Bài Học Về Năng Lượng
Về Bản Kinh Không Lời
Về Bảy Ngày Tái Tạo Sinh Lực
Về Các Lớp Học Ngôn Ngữ
Về Cảm Ứng Do Lòng Thành
Về cảm ứng từ một lời thỉnh cầu thành khẩn
Về Cúng Dường Tăng Đoàn
Về Cường Độ của Một Thiên Tai
Về Đố Kỵ và Chướng Ngại
Về Giá Trị Của Thời Gian
Về giá trị của việc học hành
Về giấc mơ bay bổng
Về Giảo Hoạt
Về Gieo Trồng Hạt Giống Kim Cang
Về Lời Khuyên Cho Những Người Phỉ Báng Tu Viện
Về Lời Khuyên Đối Với Việc Ẩn Tu
Về Lời Nguyện
Về Mật Tông
Về một cảm ứng lý thú
Về Nghi Thức Phát Nguyện
Về Nghiệp Chướng
Về Nguyên Nhân Của Dịch Cúm
Về Nhân Quả
Về những cách xử sự khác nhau với tiền bạc
Về Những Khuyết Điểm Nghiêm Trọng
Về những lời nguyện về khả năng ghi nhớ
Về những suy ngẫm đến việc báo ứng
Về Nước Tam Muội
Về phần thưởng quý giá hơn quà tặng
Về Phép Tắc Đối Với Những Câu Hỏi
Về Phương Pháp Dạy Dỗ
Về Quả Báo Bị Đói
Về Quy Định Trong Thời Gian Nhịn Ăn (Tuyệt Thực)
Về Sự An Lạc Nhờ Không Khởi Vọng Tưởng
Về Sự Cần Thiết Của Lời Nguyện
Về Sự Cần Thiết Của Việc Thật Sự Tu Hành
Về sự chú ý và cách hành xử khi nghe giảng kinh
Về sự đào tạo hổ có sừng
Về sự đón tiếp các vị khách tăng tại phi trường
Về Sự Không Thể Tin Vào Tâm Ý Của Mình
Về Sự Khuyến Khích
Về sự kỳ diệu của phương tiện
Về Sự Mơ Tưởng
Về Sự Quen Thuộc Với Những Đạo Lý Trong Kinh Điển
Về Sự Tham Ăn
Về Sự Thành Tâm Hồi Hướng Công Đức
Về sự thành tâm khi cầu nguyện cho hòa bình
Về sự thành tâm và tôn trọng quy củ
Về Sự Thèm Muốn Ăn
Về Tác Hại Của Thần Thông Nhân Tạo
Về Phái Tính
Về Tầm Quan Trọng Của Kinh Pháp Hoa
Về tầm quan trọng của một niệm
Về Tánh Kiêu Ngạo Tệ Hại
Về Thiện Căn
Về Thiện Căn và Công Đức
Về Thói Quen Học Hành
Về tiêu chuẩn bước vào đời sống tu sĩ
Về Trách Nhiệm Của Cha Mẹ Trong Việc Đưa Con Cái Vào Kỷ Luật
Về tuổi trẻ là niềm hy vọng của tương lai
Về vài điều chân thật và không hư vọng
Về Vai Trò Của Người Cư Sĩ
Về vấn đề nhân duyên ảnh hưởng đến sự quyết định
Về Việc Bảo Vệ Những Người Hộ Trì Tu Viện
Về Việc Bị La Mắng
Về Việc Các Đệ Tử Học Những Gì Họ Nên Học
Về Việc Cản Trở Người Khác Học và Tu Tập
Về Việc Chân Thật Trong Việc Chúng Ta Làm
Về Việc Chấp Nhận Sửa Sai
Về Việc Chịu Trách Nhiệm Đối Với Những Gì Mình Chọn
Về Việc Cho Người Khác Một Cơ Hội
Về việc chu đáo với người khác
Về Việc Chuyển Tâm Chuyển Thế Giới
Về Việc Cọp Ăn Thịt Người Không Thể Làm Người Đến Nghe Tránh Ra Xa
Về Việc Để Ý Đến Chuyện Người Khác Là Điều Không Nên Làm
Về Việc Đi Tìm Người Số Một
Về Việc Đừng Là Trùng Ký Sinh Ăn Thịt Chủ
Về Việc Giống Như Nước, Đừng Như Nước Đá
Về Việc Hết Thẩy Là Khảo Nghiệm
Về Việc Hoan Nghênh Những Người Tu Tập
Về việc học hỏi từ các đệ tử
Về Việc Khích Lệ
Về Việc Khiếm Nhã Và Giả Dối
Về Việc Không Chịu Học và Quấy Rầy Người Khác
Về việc không đánh thức những người muốn ngủ
Về Việc Không Hòa Đồng Với Đại Chúng
Về việc không nói chuyện khi lái xe
Về Việc Không Nuôi Dưỡng Lo Âu
Về Việc Không Quấy Rầy Những Ai Muốn Ngủ
Về việc không tin động đất sẽ không xảy ra
Về việc khuyến khích các học viên mới
Về Việc Kỷ Niệm Chuyến Lễ Lạy Hành Hương
Về Việc Làm Thế Nào Để Bảo Vệ Các Hành Giả
Về việc lắng nghe những quan điểm khác nhau
Về Việc Làm Thế Nào Để Giữ Tâm Trên Đường Đạo
Về Việc Lạy Sám Vạn Phật
Về Việc Lời Nguyện Là Tự Ý
Về Việc Lời Nguyện Quan Trọng Như Thế Nào
Về việc nêu lên những lỗi lầm
Về Việc Nhận Ra Vị Trí Của Mình
22. Về Việc Nhận Thức Nguyên Do Và Hoàn Cảnh
Về Việc Nhẹ Nhàng Giúp Người Khác Hiểu
Về Việc Nhìn Thẳng Chằm Chằm
Về Việc Nhớ Bài Đọc
Về việc nói nhiều thứ tiếng
Về việc tu phước huệ
Về Mong Muốn Của Thầy Đối Với Các Đệ Tử
Về Sự Hướng Dẫn Rõ Ràng Và Tinh Tế Cho Các Đệ Tử
Về Thuyết Pháp Do Yêu Cầu Trễ
Về Việc Cho Kết Quả Khảo Nghiệm
Được sửa lần cuối bởi Lòng Trắc Ẩn vào ngày khoảng 10 tháng trước với 22 lần trong tổng số.